MỤC LỤC
Dây chìa vôi
Tên khác: Bạch phấn đằng, dây chìa vôi, bạch liễm, hồ đắng.
Tên khoa học: Cissus repens Lam
Họ: Nho (Vitaceae)
Bộ phận dùng
Cả phần rễ củ, dây và lá chìa vôi đều được tận dụng để làm vị thuốc.
Phân bố
Dược liệu này phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Riêng khu vực châu Á, thường gặp nhất là ở Việt Nam, miền Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan và một số quốc gia khác.
Ở Việt Nam, loại cây này được tìm thấy ở rải rác các tỉnh trung du và đồng bằng. Ở vùng núi thường ít gặp hơn. Cây thường mọc lẫn ở trong các gò đống, lùm bụi hay bờ nương rẫy.
Thu hái và sơ chế
Dược liệu có thể được thu hái quanh năm, những thời điểm thích hợp nhất là vào mùa thu đông. Tất cả các phần lá, thân, rễ đều có thể dùng làm vị thuốc với nhiều hình thức sơ chế khác nhau.
Đối với dây lá sau khi thu hái sẽ đem cắt ngắn, rửa sạch và sao nóng rồi phơi khô. Mỗi khi dùng thường đem ra tẩm với rượu và sao lại hoặc ngâm trực tiếp với nước vo gạo.
Đối với phần củ thì đào về rồi tiến hành rửa sạch đất cát bên ngoài. Sau đó ngâm nước qua đêm cho mềm rồi thái mỏng và phơi khô. Trước khi dùng sẽ đem ngâm trực tiếp với nước vo gạo.
Thành phần hóa học
Sau đây là một số thành phần được ghi nhận là có trong cây chìa vôi:
Hợp chất phenolic
Acid amin
Saponin
Acid hữu cơ
Protid
Glucid
Caroten
Vitamin C
Vị thuốc cây chìa vôi
Tính vị
Các tài liệu Đông y ghi nhận, dược liệu này có vị đắng nhẹ, chua, hơi the và tính mát.
Quy kinh
Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu vấn đề này.
Tác dụng dược lý
Mỗi bộ phận của cây chìa vôi sẽ có những tác dụng dược lý khác nhau:
Dây vị ngọt đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hành huyết, tán kết. Thường sử dụng để chữa đau nhức xương khớp, cơ gân, ung nhọt lở ngứa, viêm thận, sưng hạch bạch huyết, rắn cắn…
Lá chìa vôi có vị đắng, tính hàn và hơi độc có tác dụng trừ tiêu thũng, nhọt độc. Thường dùng để chữa ung nhọt, chai chân, lở ngứa.
Phần củ có vị đắng hơi chua và tính bình với tác dụng tán huyết ứ, thông kinh, tiêu độc, lợi tiểu, trừ tê thấp. Thường được dùng tương tự như phần lá và phần thân.
Cách dùng – liều lượng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu theo các cách khác nhau. Cả ở dạng khô và dạng tươi đều mang đến công dụng hỗ trợ trị bệnh rất tốt.
Thông thường sắc lấy nước thuốc uống và dùng dược liệu tươi giã nát rồi đắp tại chỗ là được dùng phổ biến nhất. Đối với liều sắc uống thì giới hạn từ 6 đến 20gam. Trường hợp đắp ngoài thì liều lượng sẽ không hạn chế.
Liên hệ tư vấn >> Ths Trần Xuân Toàn
Nguồn trích: Cây Cỏ Chữa Bệnh
Video quan trọng >> YOUTUBE.
Tài trợ bởi: Công Ty TNHH ORGANIC HẢI AN
Tài trợ bởi
Nguồn tham khảo: Cây Cỏ Chữa Bệnh
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!