Công dụng của cây Mía Dò

  • Tên gọi khác: Đọt đắng, cát lồi, tậu chó, đọt hoàng, củ chóc.
  • Tên khoa học: Costus speciosus (Koenig) Smith
  • Họ: Costaceceae
  • Mía dò là loại cây thân thảo, mọc thẳng, cao khoảng 50 – 60cm. Thân rễ nạc mọc ngang, to, có thể phát triển thành củ. Phần non của củ có vảy bao bọc và có lông ngắn. Lá mía dò mọc so le, có bẹ, hình trứng thuôn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có một lớp lông mịn. Nếu đang non, lá được xếp thành một đường xoắn ốc. Bẹ có lông hoặc nhẵn, nếu đang non có màu lục nhạt, sau đó chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc trắng ngà.
  • Hoa mọc thành cụm ỏ phần ngọn thân, không có cuống, màu trắng. Cụm hoa mía dò mọc rất sát nhau, hình trứng, lá bắc xếp theo cặp đôi không đối xứng, có màu đỏ.
  • Quả màu đỏ sẫm, hình bầu dục có 3 cạnh không đều nhau hoặc hình trứng. Bên trong quả chứa nhiều hạt nhẵn, bóng và có màu đen. Mía dò có quả vào khoảng tháng 7 – 11.
Công dụng của cây mía dò
Công dụng của cây mía dò

+ Phân bố:

  • Mía dò có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay nó cũng đã được đưa đi trồng ở nhiều quốc gia khác như Fiji, quần đảo Cook… Ở Việt Nam, cây mía dò phân bố rộng rãi ở các tỉnh vùng núi và trung du. Ngoài ra, nó cũng được trồng ở vùng đồng bằng.
  • Loại cây này ưa ẩm, hơi chịu bóng và ưa sáng, hay mọc thành khóm lớn ở trên vùng đất ẩm hoặc xen lẫn với các loại cây cỏ khác ở ven sông hồ, rừng núi … Chính vì thế, nó thường được phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy cây mía dò có thể mọc ở cả vùng đồng bằng và miền núi, nhưng vùng đồng bằng lại ít gặp hơn.

Bộ phận sử dụng: Búp non, cành non, thân rễ. Thân, lá được dùng làm thuốc. Búp non có thể ăn được.

  • Thu hái: Mía dò được thu hái quanh năm.
  • Cách chế biến và bảo quản: Thân rễ thường được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi được thu hoạch về, nó sẽ được cắt bỏ đi các loại rễ con, mang đi rửa sạch, thái phiến. Sau đó được đưa đi sấy hoặc phơi cho thật khô rồi cho vào bao kín để bảo quản. Trường hợp là thân rễ khô, cần phải ủ cho mềm rồi mới đem đi thái phiến. Đem chúng bỏ vào chảo và sao lên với ngọn lửa nhỏ cho đến khi thấy bề mặt được thái phiến ngả sang màu vàng. Nếu là búp và cành non thì đem sử dụng khi đang tươi.

Trong thành phần của cây mía dò chứa các thành phần hoạt chất chính:

  • Saponin
  • Diosgenin
  • Tigogenin
  • Hydrat cacbon
  • Anbuminoit
  • Nước (chiếm 70%)

Mía dò là loại cây có tính mát, vị cay, hơi đắng, có độc nhẹ, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, lợi tiểu, kháng viêm, có thể tác động vào 2 kinh can thận.

+ Tác dụng chống viêm:

Cao mía dò đều mang lại tác dụng kháng viêm rõ rệt ở cả 2 giai đoạn là viêm cấp tính và viêm mạn tính.

  • Đối với các trường hợp bị viêm cấp tính: Dùng cây mía dò với liều lượng 0,15gam/kg, 0,25gam/kg để chữa phù trên bàn chân chuột cống, sẽ mang đến tác dụng ức chế phù đạt 32 – 58,5%. Nếu gây phù bằng kaolin với liều lượng tương đương, tác dụng kháng viêm chiếm 49,7% và 52%. Trên mô hình gây viêm nội khớp thực nghiệm ở chuột cống trắng, dùng cao mía dò với liều lượng 0,25gam/kg mang lại tác dụng ức chế chứng sưng khớp là 55,6 %.
  • Nếu viêm mạn tính: Ở mô hình gây u hạt thực nghiệm trên chuột trắng, trọng lượng u hạt giảm 29,5% và 47,2% nếu dùng cao mía dò với liều lượng 0,75% và 1,25%.

+ Tác dụng giảm đau:

Thí nghiệm gây đau nội tạng trên chuột nhắt trắng bằng cách tiêm xoang vùng bụng dung dịch acid acetic. Dùng cao mía dò với liều lượng 0,17gam/kg, 0,25gam/kg sẽ khiến cho các lần quặn đau giảm 48,8%, so với lô đối chứng giảm 60%.

+ Tác dụng gáy thu teo tuyến ức:

Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực đang non, dùng cao mía dò bằng cách tiêm dưới da với liều lượng 0,3% và 0,5%. Nó có tác dụng giảm trọng lượng tuyến ức so với lô đối chứng là 34,5% và 49,7%.

+ Sự ảnh hưởng của mía dò đối với khả năng sinh sản:

Cho cả chuột cống đực và cái sử dụng cao mía dò với liều lượng 0,7gam/kg liên tục trong 10 ngày. Đồng thời, theo dõi quá trình giao phối giữa chuột trắng đực và cái cho thấy cao mía dò không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chuột.

+ Về độc tính:

Mía dò có khả năng gây độc cấp tính và mạn tính.

+ Theo dân gian Việt Nam: Mía dò có tác dụng kháng viêm, được sử dụng để điều trị các bệnh lý sau:

  • Sốt
  • Tiểu buốt, nước tiểu vàng.
  • Đau lưng
  • Thấp khớp
  • Đau dây thần kinh
  • Chữa viêm tai
  • Giảm đau nhức
  • Làm mát gan.

+ Theo nền y học hiện đại Ayurveda: Từ xa xưa, người dân nơi đây cũng đã sử dụng loại cây này để chữa bệnh. Cụ thể thân rễ được dùng để điều trị:

  • Phát ban
  • Sốt
  • Viêm cuống phổi
  • Hen suyễn

+ Ở đất nước Kama Sutra: Dùng mía dò để thoa lên lông mi để làm tăng sức hút về mặt tình dục.

Những bài viết liên quan – Từ điển cây thuốc

Công dụng của cây Hà thủ ô trắng

Công dụng của cây cối xay

Công dụng của cây chìa vôi

Liên hệ tư vấn >> Ths Trần Xuân Toàn

Nguồn trích: Cây Cỏ Chữa Bệnh

Video quan trọng >> YOUTUBE.

Tài trợ bởi: Công Ty TNHH ORGANIC HẢI AN

Tài trợ bởi

Công ty TNHH ORGANIC HẢI AN

Nguồn tham khảo: Cây Cỏ Chữa Bệnh

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

Hình đại diện của người dùng

trantoan

Trần Xuân Toàn thạc sĩ về sinh hóa , chuyên gia về dinh dưỡng. Tôi đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể. Tôi đã khám chữa bệnh và giúp đỡ cho rất nhiều người có thể tự chữa bệnh cho mình chỉ bằng việc thiết lập chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *