Y học cổ truyền có câu Nam bất li trần bì, nữ bất li hương phụ để nói về công dụng cực kỳ tốt của trần bì. Vậy trần bì là gì và có công dụng như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây
Cách chữa mất ngủ và giảm cân giảm mỡ máu với cây sen
Cách chữa viêm đường tiết niệu
MỤC LỤC
Trần Bì Vị thuốc không thể thiếu để trị bệnh ở nam giới
Trần bì chính là vỏ cam, quýt phơi hoặc sấy khô. Có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ.
Trần bì rất dễ chế biến. Khi ăn xong quả cam, bạn hãy giữ lại phần vỏ quả, làm sạch những phần bị dính nước hay tép cam sau đó để ở đâu đó chỗ khô ráo trong nhà. Tôi thường để cạnh cửa sổ hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh. Vài ngày sau khô đi là có cái để sài.
Thường tôi hay để trong túi để nhấm nháp vừa long đờm, trị ho, vừa trừ cảm lạnh lại thơm miệng đỡ phải ăn kẹo.
Một số bài thuốc ứng dụng để trị bệnh của Trần Bì như trị đau bụng khó tiêu, suy nhược cơ thể
Bài 1: Chữa đầy bụng khó tiêu với trần bì
Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15 – 20 phút là có thể dùng được. Chú ý chỉ uống nước lúc còn đang nóng, bỏ bã.
Bài 2: Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống,
không tiêu: Trần bì, thương truật, hậu phác, sinh khương, mỗi vị 10g; thảo quả (nướng) 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng khoảng 5 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn:
Trần bì 3g, hồ tiêu 3g, riềng 6g, gà trống 1 con khoảng 1kg. Cách làm: Gà làm sạch, chặt miếng nhỏ; các vị thuốc cho vào túi vải xô. Cho tất cả vào nồi, thêm nước, gia vị, đun nhỏ lửa, hầm nhừ, chia 2 – 3 lần, ăn trong ngày. Tuần ăn 2 – 3 lần.
Bài 4: Trị ho viêm họng, viêm phế quản nhẹ:
Trần bì 6g, cát cánh 6g, tô diệp 6g, cam thảo 4g, sắc uống trong ngày.
Bài 5: Trị ho mất tiếng:
Trần bì 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml thêm đường đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày.
Bài 6: Trị ho có đờm (do cảm hàn):
Trần bì 6g, bạch linh 12g, khương bán hạ 6g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng:
Trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g, thịt gà 100g. Sắc trần bì, hương phụ (lấy nước bỏ bã), kho với thịt gà đã rửa sạch, thái lát cho đến khi cạn nước, cho thêm gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị, đảo đều.
Hoặc: Trần bì 15 – 20g, gạo tẻ 150g. Sắc hoặc hãm trần bì lấy nước, đem nước sắc được nấu với gạo thành cháo, khi ăn thêm chút đường, muối gia vị, tùy theo khẩu vị. Dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, chướng bụng đầy hơi, đau vùng
thượng vị, buồn nôn…trần bì 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml thêm đường đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày.
Bài 6: Trị ho có đờm (do cảm hàn):
Trần bì 6g, bạch linh 12g, khương bán hạ 6g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 7: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng:
Trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g, thịt gà 100g. Sắc trần bì, hương phụ (lấy nước bỏ bã), kho với thịt gà đã rửa sạch, thái lát cho đến khi cạn nước, cho thêm gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị, đảo đều.
Hoặc: Trần bì 15 – 20g, gạo tẻ 150g.
Sắc hoặc hãm trần bì lấy nước, đem nước sắc được nấu với gạo thành cháo, khi ăn thêm chút đường, muối gia vị, tùy theo khẩu vị. Dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, chướng bụng đầy hơi, đau vùng thượng vị, buồn nôn…
Một số lưu ý khi sử dụng trần bì để trị bệnh
Những người ho khan, âm hư không có đờm không nên dùng.
Những video chữa bệnh rất hay
Chữa ho, viêm họng hạt bằng cây xạ cạn